Cấu Tạo Ô Tô Chi Tiết Và Biện Pháp Giúp Bảo Vệ Xe Hoạt Động Bền Bỉ
Ô tô hiện là phương tiện đường bộ được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Tên gọi ô tô từ mượn theo tiếng Pháp và tiếng La tinh có nghĩa là “tự thân vận động”, thể hiện mục tiêu cũng như khát khao vào thời điểm đó là việc tìm ra loại phương tiện di chuyển không phụ thuộc vào sức kéo từ động vật. Vậy để biết chi tiết cấu tạo ô tô gồm những gì, biện pháp bảo dưỡng ô tô tốt nhất hiện nay, các bạn có thể theo dõi thêm thông tin tại bài viết dưới đây của Thế giới Lexus.
Cấu tạo ô tô chi tiết
Để một chiếc xe có thể lăn bánh trên đường một cách an toàn, chúng phải được hoàn thiện từ khâu lên ý tưởng, thiết kế, kiểm nghiệm chất lượng. Vậy nên cấu tạo ô tô cũng rất phức tạp. Trong một chiếc xe sẽ có các bộ phận, hệ thống chính cùng các chi tiết và hệ thống phụ trợ. Cụ thể như sau:
Ngoại thất ô tô
Khi nói tới cấu tạo ô tô, cái chúng ta có thể nhìn thấy đầu tiên chính là phần ngoại thất ô tô. Theo đó, các bộ phận ngoại thất trên xe ô tô sẽ gồm có:
- Lưới tản nhiệt: Đây là nơi cho phép không khí từ ngoài đi vào khoang máy. Nhờ thế mà có thể cung cấp khí nạp cho động cơ của ô tô, đồng thời giúp giảm nhiệt, làm mát khoang máy khi động cơ hoạt động. Bên cạnh đó, lưới tản nhiệt còn là một trong những chi tiết trên xe ô tô có ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ, thiết kế ngoại thất của xe. Mỗi hãng xe, dòng xe thường có kiểu lưới tản nhiệt đặc trưng riêng để khách hàng có thể dễ dàng nhận diện.
- Cản xe: Là chi tiết lắp ráp bao bọc phần dưới đầu xe và phần dưới đuôi xe, tức cản trước và cản sau. Mục đích của bộ phận này là nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tới xe khi va chạm từ trước hay từ phía sau. Cản xe có thể được làm bằng kim loại, liền khối với thân xe hoặc được làm từ nhựa.
- Nắp capo: Đây là một tấm kính kim loại được đặt ở đầu xe, chúng có thể đóng/mở. Phía dưới nắp capo là khoang động cơ, được bố trí nắp capo giúp cho việc kiểm tra, bảo dưỡng hay sữa chữa các bộ phận bên trong khoang máy được diễn ra thuận tiện, dễ dàng hơn.
- Gạt mưa: Bộ phận này có chứa năng loại bỏ nước mưa, bụi bẩn trên kính chắn gió, giúp người lái xe có được tầm nhìn tốt nhất, đặc biệt là khi chạy xe trong điều kiện thời tiết xấu.
- Hệ thống kính xe: Hệ thống này giúp che chắn mưa, gió, kể cả bụi bẩn. Hệ thống kính xe gồm có kính chắn gió phía trước, kính hậu phía sau và các loại kính cửa sổ.
- Hệ thống cửa xe: Giúp đóng, mở, là lối ra – vào trên xe. Bên cạnh các cửa hai bên hông xe thì ô tô còn có thêm cửa sau hoặc cửa cốp xe và cửa sổ trời.
- Hệ thống đèn: Gồm có đèn chiếu sáng trước, đèn xi nhan, đèn định vị ban ngày, đèn sương mù, đèn lùi, đèn hậu, đèn phanh trên cao,… Tùy vào công dụng mà mỗi loại đèn sẽ có cấu tạo và đặc điểm khác nhau.
- Gương chiếu hậu ngoài: Chúng được lắp đặt ở hai bên (trái – phải) trên chân trụ A hoặc gần trụ A. Gương giúp người lái có thể dễ dàng quan sát hai bên hông và khu vực gần đuôi xe.
Ngoài ra, cấu tạo ô tô ngoại thất còn có các bộ phận khác như: Tấm chắn bùn, ăng ten, nắp bình xăng,…
Nội thất ô tô
Tiến vào bên trong xe, tới với khu nội thất, chúng ta có thể thấy cấu tạo ô tô tại đây gồm có những bộ phận như sau:
- Vô lăng: Đây là bộ phận nằm trong hệ thống lái, thông qua vô lăng, tài xế sẽ có thể điều khiển xe di chuyển theo đúng hướng mà mình muốn. Để thuận tiện, các nhà sản xuất ô tô hiện nay còn tích hợp trên vô lăng nhiều phím chức năng khác như điều khiển nghe/gọi, còi xe, âm thanh, chế độ hay Cruise Control,… Phía sau vô lăng, là hệ thống cần điều khiển đèn xe, cần điều khiển gạt mưa. Một số mẫu xe được trang bị thêm lẫy chuyển số.
- Cần số: Thường được các hãng xe bố trí ở bệ trung tâm – nằm giữa ghế lái và ghế hành khách phía trước. Thông qua cần số, người lái có thể dễ dàng sang số, điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng bên trong hộp số nhằm thay đổi tốc độ di chuyển của xe hoặc lựa chọn chế độ lái phù hợp.
- Phanh tay: Phanh tay có 2 dạng phanh tay là tay cơ tức cần gạt và phanh tay điện tử tức nút bấm, giúp người lái khóa hay mở phanh tay khi cần thiết.
- Bảng đồng hồ: Được nằm ngay phía sau vô lăng, là nơi hiển thị các thông số quan trọng như: Vòng tua máy, vận tốc xe, nhiệt độ nước làm mát động cơ, quãng đường xe đã chạy hay lượng nhiên liệu hiện có,… Bên cạnh đó, bảng đồng hồ còn có hệ thống đèn cảnh báo lỗi xe, các tình huống nguy hiểm, tình trạng hoạt động của các tính năng và chế độ lái,…
- Hệ thống bàn đạp điều khiển: Ở dòng xe trang bị hộp số tự động, phía dưới sàn chỉ có bàn đạp ga bên phải và bàn đạp phanh nằm ở giữa. Với xe hộp số sàn thì có thêm bàn đạp côn – ly côn ở bên trái.
- Bảng điều khiển: Hay còn được gọi là taplo đặt tại trung tâm – nơi bố trí hệ thống điều khiển của hầu hết mọi thiết bị, tính năng có trên xe như ổ khóa, nút bấm để khởi động xe. Ngoài ra còn có màn hình giải trí, điều hòa, loa, sấy/sưởi kính hay sưởi/làm mát ghế,…
- Bảng điều khiển cửa xe: Thường được tích hợp tại cửa bên phía người lái. Chúng gồm có các nút khóa/mở tất cả các cửa xe, cửa hậu (cốp xe, bật hoặc tắt cửa kính điện,… Ngoài ra, bảng điều khiển này còn có thêm một số nút điều khiển chỉnh gương chiếu hậu bên ngoài.
- Hệ thống ghế ngồi: Ghế đệm thường được bọc da hoặc bọc nỉ. Ghế lái, ghế hành khách phía trước sẽ có thể tùy chỉnh điện hoặc chỉnh cơ nhiều hướng tùy từng dòng xe. Còn hàng ghế phía sau có thể gập hoặc ngả một cách linh hoạt để mở rộng khoang hành lý khi cần thiết.
- Gương chiếu hậu bên trong: Chúng được lắp ở gần vị trí trung tâm của cạnh trên kính chắn gió. Điều này giúp cho người lái dễ dàng quan sát được không gian phía sau đuôi xe.
Chưa hết, nội thất ô tô còn có thêm một số chi tiết khác như: Gương trang điểm/gương soi, các hộc/hộp/ngăn/túi đựng đồ, đèn nội thất, bệ để tay trung tâm cho hàng ghế trước và sau (nếu có).
Động cơ xe ô tô
Trong cấu tạo ô tô không thể không nhắc tới khối động cơ. Đây là bộ phận quan trọng nhất, chúng được ví như “trái tim” của từng chiếc xe. Động cơ sẽ tạo ra cơ năng giúp việc chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó như nhiệt năng, điện năng.
Nguồn năng lượng cơ học của động cơ sẽ cung cấp mô-men xoắn tới các bánh xe. Nhờ đó mà ô tô có thể chuyển động tịnh tiến. Ngoài ra, động cơ có thể giúp dẫn động cho nhiều thiết bị phù trợ khác như máy phát điện, bơm trợ lực lái,…
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại động cơ ô tô. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất chính là động cơ đốt trong 4 kỳ nhưng các loại động cơ “xanh” như động cơ điện hay động cơ hybrid đang phát triển khá mạnh. Chúng ngày càng trở nên phổ biến hơn và có xu hướng dần dần thay thế cho động cơ đốt trong.
Hộp số ô tô – Cấu tạo ô tô
Là một trong các bộ phận chính của hệ thống truyền thống nên hộp số ô tô đóng một vai trò trung gian vô cùng quan trọng. Hệ thống này sẽ giúp truyền động chuyển động quay từ động cơ tới hệ thống dẫn động với tỉ số truyền được thay đổi linh hoạt theo từng điều kiện vận hành.
Do động cơ chỉ sản sinh công suất và mô men xoắn tối đa nên nhà sản xuất phải bố trí thêm hộp số để xe có thể tăng/giảm tốc độ. Hiện có hai loại hộp số chính là hộp số sàn và hộp số tự động. Trong nhóm hộp số tự động thì có nhiều nhánh khác nhau như:
- Hộp số tự động AT.
- Hộp số tự động vô cấp CVT.
- Hộp số ly hợp kép DCT.
Hệ dẫn động
Trong cấu tạo xe ô tô, hệ thống dẫn động đảm đương nhiệm vụ chuyển động từ hộp số và truyền tới các bánh xe chủ động. Cũng như hộp số, có rất nhiều loại hệ thống dẫn động như: Dẫn động cầu trước – 2 bánh trước, dẫn động cầu sau – 2 bánh sau và dẫn động 2 cầu tức là 4 bánh toàn thời gian hoặc bán thời gian,…
Tùy theo từng loại mà hệ thống dẫn động sẽ có cấu tạo tương ứng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thì hệ thống dẫn động sẽ gồm bán trục hoặc cầu xe truyền lực từ hộp số tới các bánh xe chủ động. Lúc này trục các đăng sẽ giúp truyền lực từ hộp số hoặc bộ vi sai tới các trục bánh xe.
Cấu tạo ô tô với hệ thống lái
Trong cấu tạo ô tô, hệ thống lái nhận nhiệm vụ dẫn hướng chuyển động bánh xe đi theo ý muốn của người điều khiển. Cấu tạo hệ thống lái xe ô tô bao gồm 3 bộ phận chính là: Dẫn động lái, cơ cấu lái và trợ lực lái.
Hệ thống treo
Đây là bộ phận xe ô tô có chức năng nâng đỡ toàn bộ thân xe lên phía trên khung dầm. Hệ thống treo giúp xe di chuyển một cách chắc chắn, ổn định và êm ái hơn. Kết cấu của bộ phận này gồm có: Bộ phận dẫn hướng, bộ phận đàn hồi và bộ phận giảm chấn. Cấu tạo của những bộ phận này sẽ có sự khác nhau tùy theo từng loại hệ thống treo.
Hệ thống bánh xe
Cũng tương tự như các bộ phận khác, bánh xe cũng rất quan trọng trong cấu tạo xe ô tô. Hệ thống bánh xe đóng vai trò biến chuyển động quay truyền từ các bán trục/cầu xe thành chuyển động tịnh tiến để giúp xe di chuyển.
Bánh xe có cấu tạo gồm lazang (mâm) và lốp xe. Trong đó, lốp xe được xem là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc với mặt đường. Lốp xe sẽ giúp giảm thiểu các va xóc, đồng thời tạo ra độ bám khi xe chạy trên đường.
Hệ thống phanh
Phanh sẽ giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng hẳn trong những trường hợp khẩn cấp. Phanh ô tô có 2 loại là phanh tang trống và phanh đĩa. Bên cạnh hệ thống phanh chính đặt ở các bánh xe thì ô tô còn có thêm hệ thống phanh tay nhằm cố định xe đứng yên khi dừng lâu hay đậu đỗ bên đường.
Hệ thống điện – Cấu tạo ô tô
Hệ thống này được ví như “hệ thần kinh” của xe, giúp xe tạo ra điện và cung cấp điện năng tới các hệ thống bên trong động cơ như hệ thống khởi động, hệ thống điều khiển động cơ, hệ thống đánh lửa hay hệ thống phun nhiên liệu,… Ngoài ra, hệ thống điện còn cấp năng lượng cho hệ thống đèn xe, còi xe, một số thiết bị giải trí- tiện nghi như điều hòa, loa xe, màn hình xe,…
Hệ thống an toàn
Trong cấu tạo xe ô tô, đây là những tính năng, công nghệ thiết lập thêm trên xe nhằm tăng cường cũng như đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách. Các dòng ô tô hiện đại ngày nay có hệ thống an toàn vô cùng phong phú và tiên tiến.
Những tính năng an toàn cơ bản đang được trang bị trên xe ô tô hiện nay có thể kể tới như sau:
- Túi khí.
- Dây đai an toàn.
- Cảm biến hỗ trợ đỗ xe.
- Hệ thống chống bó cứng phanh.
- Hệ thống cân bằng điện tử.
- Hệ thống hỗ trợ giúp khởi hành xe ngang dốc tốt hơn.
- Camera 360 độ.
- Hệ thống cảnh báo chênh làn đường.
- Hệ thống chống va chạm,…
Hệ thống điều hòa
Tuy hệ thống điều hòa là một bộ phận không liên quan trực tiếp tới hoạt động của xe nhưng chúng lại ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm của người dùng. Trang bị điều hòa trên ô tô thường được thiết kế là loại 2 chiều vừa có thể làm lạnh, lại có thể sưởi ấm. Cấu tạo điều hòa ô tô sẽ gồm lốc điều hòa, dàn lạnh, dàn nóng và phin lọc ga,…
Cấu tạo ô tô với khung thân xe
Khung dầm, thân vỏ xe đóng vai trò quan trọng trong kết cấu xe ô tô. Đây được xem là nền tảng nâng đỡ và liên kết mọi bộ phận xe ô tô để tạo thành một cỗ xe thống nhất. Khung dầm, thân vỏ không chỉ giúp bao bọc, định hình hình dáng các mẫu xe bên ngoài, cấu trúc bên trong mà chúng còn ảnh hưởng rất lớn tới độ ổn định và tính an toàn khi di chuyển.
Có 2 loại cấu tạo thân khung xe là thân khung liền hay còn gọi là unibody và khung rời là body on frame.
Các biện pháp giúp bảo vệ xe ô tô hoạt động bền bỉ
Bảo dưỡng ô tô là một công việc quan trọng không chỉ với xe đi đã lâu mà các bác tài nên bảo dưỡng ngay từ khi xe vẫn còn mới để đảm bảo mọi bộ phận trên xe đều hoạt động tốt. Đồng thời việc làm này cũng giúp nâng cao tuổi thọ cho xe tốt hơn. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo một số biện pháp bảo vệ xe ô tô như sau:
- Thay dầu cho xe ô tô
Với các loại xe ô tô mới mua, bạn nên thay dầu xe ngay sau khi đi được khoảng 5.000 km hoặc sau 3000km tùy từng hãng xe. Vì ở các loại xe mới, nhà sản xuất thường sử dụng một loại dầu đặc biệt nên họ khuyến cáo khách hàng nên thay dầu sớm.
Bên cạnh đó, khi xe mới hoạt động sẽ xuất hiện các cặn kim loại hay bụi bẩn bám lẫn trong dầu, đặc biệt là với những chiếc xe vận hành ít, lượng dầu tồn đọng sẽ nhiều, gây vón cục, làm ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ và các chi tiết khác của máy.
Nhiên liệu hay xăng dầu chính là chất xúc tác cho sự vận hành của khối động cơ xe. Nhưng nếu chủ xe sử dụng dầu động cơ không đạt chuẩn sẽ làm hư hỏng tới 90% động cơ. Vậy nên, xăng dầu động cơ cần được thay thế theo đúng định kỳ để đảm bảo an toàn cho xe.
Tùy thuộc vào chất lượng của động cơ mà thời gian thay thế định kỳ tương ứng của từng loại sẽ khác nhau sao cho hiệu quả. Muốn biết chất lượng của dầu máy có tiếp tục sử dụng được không, các bạn hãy mang xe tới gara hay trung tâm sửa chữa để thợ kiểm tra là tốt nhất.
- Mốc 5000 km và mốc 10000 km cần được bảo dưỡng
Việc bảo dưỡng lần đầu tuy không có quá nhiều chi tiết cần phải sửa chữa và thay thế nhưng lại là mốc bảo dưỡng quan trọng với những mẫu xe mới. Chủ yếu, mốc bảo dưỡng này sẽ thiên về vấn đề vệ sinh các bộ phận như: Lọc gió động cơ, điều hòa,… Bên cạnh đó, các chuyên viên sẽ kiểm tra các bộ phận như đèn, phanh, còi,… Đặc biệt là kiểm tra và hay dầu động cơ để đảm bảo tất cả các bộ phận trên xe đều đang hoạt động bình thường, tru trơn và không có bất cứ dấu hiệu hỏng hóc nào xảy ra.
- Chăm sóc, bảo dưỡng nội thất
Các bạn có thể vệ sinh nội thất xe sạch sẽ bằng cách hút bụi, lau chùi. Bởi xe mới mua thường có mùi ghế da nên rất nhiều người cảm thấy khó chịu. Mặc dù đây là công việc khá đơn giản nhưng nó cũng yêu cầu kỹ thuật và đòi hỏi bàn tay khéo léo. Kết hợp với đó là quy trình làm sạch một cách khoa học. Quá trình chăm sóc nội thất cho xe ô tô cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính người sử dụng xe.
Để đồ nội thất được bảo dưỡng tốt nhất, thì ngoài việc làm sạch, các bạn cần sử dụng thêm các dung dịch dưỡng nội thất. Điều này sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của các bộ phận bên trong, đồng thời giúp nội thất luôn sáng, đẹp bền lâu.
- Bảo dưỡng sơn xe thường xuyên
Bên cạnh nội thất thì ngoại thất của xe cũng cần được chúng ta quan tâm. Việc rửa xe đúng cách là một trong những phương pháp giúp bảo dưỡng sơn xe luôn mới và sáng bóng. Đặc biệt là điều kiện thời tiết như Việt Nam, bụi bẩn, bùn đất là không thể tránh khỏi nên xe cần được rửa thường xuyên, đúng cách để tránh làm mòn, ẩm mốc lớp sơn.
Bạn cần tìm một địa chỉ rửa xe uy tín, bởi việc rửa xe tại những cửa hàng rửa xe giá rẻ có thể là một trong những nguyên nhân khiến sơn xe của bạn bị xuống cấp nhanh chóng. Bên cạnh đó, chủ xe cũng nên sử dụng các biện pháp bảo vệ lớp sơn xe như: Dán film bảo vệ, phủ Ceramic, sử dụng sáp bảo vệ,… để giúp cho lớp sơn luôn sáng bóng như mới.
- Nên sơn phủ gầm ngay khi xe còn mới
Chiếc xe ô tô nào sau khi sản xuất đều được phủ một lớp sơn phủ mỏng dưới gầm xe. Việc làm này sẽ có tác dụng chống lại sự ăn mòn bề mặt và khiến các chi tiết dưới gầm xe bị ảnh hưởng trước các tác động bên ngoài. Tuy nhiên, lớp sơn này rất mỏng nên chúng sẽ không chịu được những tác động mạnh như va đập khi xe đi đường gồ ghề.
Do đó, việc sơn phủ gầm cho xe ngay từ khi xe còn mới là rất cần thiết để giúp bạn bảo vệ tối đa các bộ phận cũng như chi tiết dưới gầm xe. Cụ thể, sơn phủ gầm mang tới những công dụng như: Hạn chế tối đa tình trạng ăn mòn, ẩm mốc, rỉ sét,… làm tăng tuổi thọ cho các chi tiết dưới gầm xe. Đồng thời tạo nên lớp bảo vệ chắc chắn cho gầm xe khỏi những tác nhân như bùn, đất, tình trạng ngập nước, đá văng,… Ngoài ra, sơn phủ gầm xe ô tô còn giúp chống ồn vào bên trong khoang nội thất của xe.
Tóm lại, muốn cho xe hoạt động tốt, ổn định thì việc đầu tiên mà các chủ xe nên làm là phải thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra xe định kỳ. Vì nếu xe không được chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên sẽ xuất hiện bụi bẩn, vết bẩn,…. Những thứ này sẽ tồn đọng khiến cho động cơ bị trì trệ, không hoạt động một cách tru trơn, thiếu tính linh hoạt như ban đầu. Từ đó làm xe bạn nhanh hỏng hơn.
- Luôn duy trì áp suất lốp đạt chuẩn
Nhiệt độ, áp suất của lốp xe cũng ảnh hưởng lớn tới động cơ xe ô tô. Nếu áp suất lốp không đạt tiêu chuẩn, tức mức áp suất này nằm ngoài ngưỡng an toàn (1.8 – 3.2bar) thì sẽ gây tiêu hao nhiên liệu và ảnh hưởng tới độ bền của động cơ. Chính vì thế, các bạn nên chủ động duy trì mức áp suất đạt chuẩn cho xe tăng tuổi thọ cho chiếc xe của mình.
Áp suất lốp nằm trong vùng an toàn sẽ giúp động cơ xe ô tô hoạt động vừa phải, xe chạy êm. Đồng thời sẽ giúp chủ xe tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ khối động cơ tốt hơn. Để làm được điều này, chủ xe nên trang bị cho mình thiết bị cảm biến áp suất lốp TPMS để dễ dàng giám sát lốp mỗi ngày.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các bạn biết được cấu tạo ô tô gồm những bộ phận nào cũng như các cách bảo dưỡng, chăm sóc xe ô tô tốt nhất. Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ Thế giới Lexus, các bạn đã có thêm kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ chiếc xe yêu quý của mình tốt, bền bỉ hơn.
The post Cấu Tạo Ô Tô Chi Tiết Và Biện Pháp Giúp Bảo Vệ Xe Hoạt Động Bền Bỉ appeared first on thegioilexus.com.vn.
Ngày đăng: December 31, 2021 at 02:00PM
Nguồn: Thu Hà
Comments
Post a Comment